Ăn dứa có tốt không? Ăn bao nhiêu thì đúng cách?

Dứa được biết đến là loại quả quen thuộc và được sử dụng phổ biến trong cuộc sống. Vậy ăn dứa có tốt không? Bài viết hôm nay Homelyrics sẽ chỉ ra những công dụng cũng như cách ăn dứa đúng cách, tốt cho sức khỏe nhất.

Thành phần dinh dưỡng trong quả dứa
Dứa hay còn gọi là trái thơm, hình thành và phát triển là một chùm quả nhỏ liên kết chặt chẽ với nhau xung quanh lõi. Theo phân tích khoa học, cứ 100 gam dứa tươi chứa 50 calo, tương đương với lượng calo chứa trong 100 gam táo.

Bảng thành phần các chất dinh dưỡng có trong 100g dứa:
Những chất dinh dưỡng cơ bản trong 100g dứa
- Calo: 50
- Chất xơ: 1.40 g
- Protein: 0.54 g
- Carbohydrate: 13.52 g
- Chất béo: 0.12 g
Các Vitamin trong 100g dứa
- Vitamin A: 58 IU
- Vitamin K: 0.07 μg
- Vitamin B1: 0.079 mg
- Vitamin C: 47.8 mg
- Vitamin E: 0.02 mg
- Vitamin B2: 0.018 mg
- Folate: 18 μg
- Vitamin B3: 0.500 mg
100g dứa có chứa chất khoáng gì?
- Canxi: 13mg
- Phốt pho: 8 mg
- Kali: 109 mg
- Sắt: 0.29 mg
- Magie: 12 mg
- Natri: 1 mg
- Kẽm: 0.12 mg
- Manga: 0.927 mg
- Đồng: 0.110 mg
- Selen: 0.1 μg
Những lợi ích khi ăn dứa
Dứa là loại trái cây mang đến nhiều giá trị cho sức khỏe và làm đẹp. Muốn biết ăn dứa có tốt không thì hãy tìm hiểu những lợi ích của dứa:

Điều trị ho và cảm
Bạn nên ăn dứa khi bị cảm lạnh vì nó có chứa bromelain 1 – loại enzyme có khả năng chống viêm và tiêu diệt vi khuẩn. Ăn dứa thường xuyên có thể ngăn ngừa ho và cảm lạnh.
Tốt cho răng
Ăn dứa giúp nướu và răng chắc khỏe nhờ hàm lượng canxi tốt. Ngoài ra, mangan còn làm xương và răng trở nên chắc khỏe hơn.
Ngăn ngừa ung thư
Ăn một quả dứa mỗi ngày có thể ngăn ngừa ung thư. Một công dụng khác của trái thơm là nó giúp làm kéo dài quá trình tổn thương tế bào từ đó khiến bạn có vẻ ngoài trông trẻ hơn. Loại quả này chứa nhiều chất chống oxy hóa có thể bảo vệ bạn khỏi nhiều bệnh tật.
Tốt cho tiêu hóa
Ăn dứa hoặc uống nước ép dứa có thể giúp bạn thoát khỏi chứng đầy bụng khó chịu. Dứa rất giàu chất xơ, bromelain và vitamin C giúp hỗ trợ tiêu hóa.
Giảm triệu chứng viêm khớp
Dứa chứa bromelain, được cho là có đặc tính có khả năng chống viêm. Đặc điểm này khiến bệnh viêm khớp không còn tái phát nặng nề nữa.
Hạn chế tăng huyết áp
Hãy bắt đầu ăn trái thơm thường xuyên nếu bạn bị huyết áp cao. Vì loại quả này chứa nhiều kali và ít natri có thể hỗ trợ huyết áp và khiến bạn cảm thấy thư thái nhất. Đây là cách hiệu quả để kiểm soát huyết áp một cách tự nhiên.
Cung cấp năng lượng
Ăn dứa có tốt không? Dứa chứa Valine và Leucine. Đây là hai chất quan trọng cho sự phát triển và sửa chữa các mô cơ. Thêm vào đó, nó giúp bạn giữ nước suốt cả ngày và cung cấp tất cả năng lượng bạn cần để duy trì hoạt động.
Làm đẹp da
Nước ép dứa rất giàu vitamin C và chất chống oxy hóa có thể điều trị mụn trứng cá, tổn thương do ánh nắng mặt trời và da không đều màu.
Chống lão hóa
Khi bạn già đi, làn da của bạn mất dần đi vẻ rạng rỡ và bắt đầu xuất hiện các nếp nhăn. Ăn dứa có thể khiến bạn trông trẻ hơn và làm chậm quá trình chết tế bào. Bạn cũng có thể thêm một vài giọt chanh vào và điều này sẽ nhân lên tác dụng chống lão hóa của nó.
Cách ăn dứa đúng cách để không bị ngộ độc
Bất kỳ loại trái cây nào, mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ gây tác hại ngược lại. Dưới đây cách ăn dứa đúng để không gây hại cho sức khỏe:

- Chỉ ăn nửa quả dứa hoặc uống một ly nước ép dứa mỗi ngày
- Không nên ăn dứa khi bụng đói, người bị đau dạ dày nên ăn ít vì dứa có hàm lượng axit tương đối cao
- Nên tránh dùng lõi dứa vì chất xơ trong dứa có thể cản trở hệ tiêu hóa và gây đầy bụng
- Ăn dứa trước bữa ăn khoảng 30 phút sẽ hợp lý hơn
- Thay vì xay hoặc ép, hãy ăn cả quả dứa để dạ dày của bạn hấp thụ nhiều chất hơn trong quá trình nhai
- Không ăn dứa khi đang dùng thuốc điều trị bệnh. Chất bromelain có trong dứa là một loại enzyme có thể tương tác với một số loại thuốc. Các bác sĩ tại Trung tâm Y tế Đại học Maryland khuyến cáo những người đang dùng thuốc kháng sinh, thuốc chống đông máu, chống co giật, thuốc làm loãng máu, trầm cảm hoặc mất ngủ không nên ăn dứa.
- Phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ sau sinh nên ăn dứa điều độ, vì ăn nhiều có thể gây sinh non.
Trên đây là thành phần dinh dưỡng, công dụng và cách ăn dứa đúng chuẩn. Homelyrics hy vọng bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi ăn dứa có tốt không. Hãy áp dụng những kiến thức trên để nâng cao sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh nhé.